1
Bạn cần hỗ trợ?

Tại sao An Huyết Omy lại có tác dụng tan bầm tím hiệu quả?

An Huyết Omy là sản phẩm hiện nay được nhiều các bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng đặc biệt trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ. An Huyết Omy dùng để sử dụng sau phẫu thuật nâng mũi, cắt mí, xăm môi,…giúp giảm đau, làm giảm tình trạng sưng đỏ, bầm tím do tụ máu hiệu quả và an toàn từ các thành phần thảo dược tự nhiên. Trong An Huyết Omy có chứa 6 chủ dược chính đó là: Huyết kiệt, nhũ hương, một dược, ngưu tất, sinh địa, đan sâm tạo nên một phương pháp hỗ trợ tan bầm tím tuyệt vời.

 

  1. Huyết kiệt

Huyết kiệt là nhựa khô phủ trên mặt quả của cây Sang Dragon, thuộc họ Dừa Palmaceae. Cây huyết kiệt là một loại song mây dài khoảng 10m, lá kép mọc so le, về phía gốc gần như mọc đối, trên thân có rất nhiều gai. Quả hình cầu đường kính 2cm .

Huyết kiệt được dùng chủ yếu trong Đông y. Huyết kiệt có vị ngọt, tính bình, không độc. Vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ tán ứ, tan vết bầm tím, hoạt huyết, giảm đau, dùng ngoài cầm máu. Huyết kiệt chủ trị vết thương do bị đánh, ngực bụng đau, cầm máu rất hiệu quả.

  1. Nhũ hương

Nhũ hương là chất nhựa gôm được lấy từ loài thực vật cùng tên, thuộc họ Trám. Nhũ hương cây thân nhỡ, chiều cao khoảng 4-5m. Cây có vỏ trơn nhẵn màu nâu nhạt, ở thân cây và những cành to, vỏ cây thường có xu hướng bong vảy. Nhựa cây nhũ hương có vị cay, đắng, tính ấm, có mùi thơm. Trong nghiên cứu dược lý hiện đại, nhũ hương có tác dụng giảm đau. Theo Đông y, nhũ hương có công dụng khứ ác khí, liệu độc ôhng thuỷ độc thũng, bổ can, sinh cơ, khứ phong, chỉ thống, bổ tâm, hoạt huyết,…Chủ trị phong trẩn, các loại ung nhọt, bệnh khí huyết ở nữ giới, đau nhức do phong tê thấp, vùng ngực – bụng

  1. Một dược

Một dược còn có tên khác là Mạt dược, cũng thuộc họ Trám. Một dược là chất nhựa tụ lại thành từng khối,  cục nhỏ. Gôm nhựa đường kính khoảng 1.5cm – 2cm, lớp bên ngoài có màu nâu đỏ, bên trong sáng bóng và có mùi thơm. Một dược có vị cay, đắng, tính ấm và không độc. Một dược có tác dụng chữa lành các vết thương do đánh đập, té ngã, giảm đau, bầm tím, sưng tấy, trị thống kinh, bế kinh ở phụ nữ, hoạt huyết đồng thời ức chế các loại nấm gây bệnh ngoài da.

  1. Ngưu tất

Ngưu tất là dạng thân thảo sống lâu năm, bộ phận được sử dụng làm thuốc đó là rễ của cây. Rế ngưu tất phơi khô có màu vàng tro, bề mặt nhăn nheo. Ngưu tất tính ôn, vị đắng xen lẫn chua. Trong dân gian, ngưu tất có công dụng hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, bổ can thận. Đặc biệt ngưu tất thường được dùng trong các bài thuốc chữa tụ máu, ứ máu bầm tím do bị thương.

  1. Sinh địa

Sinh địa (địa hoàng) có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm của Trung Quốc, ở Việt Nam cây được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phần rễ sinh địa được thu hái ở những cây có tuôir thọ từ 5-6 tháng trở lên. Sinh địa có vị ngọt đắng, tính hàn. Theo y học cổ truyền, loại dược liệu này có công năng thanh nhiệt, làm mát máu, tăng sinh cơ thể, bổ âm. Chủ trị trong các bài thuốc trị thiếu máu, người yếu mệt, kinh nguyệt không đều,…Ngoài ra trong y học hiện đại, sinh địa có tác dụng chống viêm, cầm máu cực kì hiệu quả

  1. Đan sâm

Đan sâm là một cây thuốc quý, dạng cây cỏ sống lâu năm, thân có màu đỏ nâu đường kính khoảng 0.5cm – 1.5cm. Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ đã phơi khô. Rễ đan sâm hình trụ dài, có khi phân nhánh và có rễ con. Mặt ngoài màu đỏ nâu, thô, có vân nhăn dọc. Đan sâm có tác dụng làm dãn động mạch vành, khiến lưu lượng của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp và chống đông máu. Đan sâm còn được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị chứng huyết ứ (máu cục,bầm tím, ban ứ huyết, huyết tụ, máu lưu thông chậm).

 17 Tháng Sáu, 2020    admin
 

CÁC TIN KHÁC