Thỉnh thoảng hầu hết chúng ta đều bị bầm tím vì va đập vào một thứ gì đó, đôi khi nó còn bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Điều này đặc biệt đúng ở phụ nữ khi các thành mao mạch và da trở nên mỏng manh hơn. Các vết bầm tím thường không lo ngại nhiều về vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nếu da dễ bị bầm tím, vết bầm tím lớn hoặc kèm theo chảy máu ở nơi khác, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng của cơ thể mà bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra. Dưới đây là một số lý do thường gặp khiến da bạn dễ bị bầm tím.
Thuốc dễ gây bầm tím
Đôi khi dùng thuốc để điều trị một số vấn đề sức khoẻ lại chính là nguyên nhân gây ra vết bầm tím của bạn.
Thuốc làm giảm đông máu:
Các loại thuốc làm giảm đông máu có thể tăng xu hướng chảy máu của bạn bằng cơ chế giảm khả năng hình thành cục máu đông dẫn đến da của bạn dễ bị bầm tím. Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị đau tìm và đột quỵ. Ngoài ra nó cũng xuất hiện trong các đơn thuốc về bệnh rung tâm nhĩ, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi hoặc đặt stent tim.
Những loại thuốc này bao gồm:
Aspirin
Warfarin (Coumadin)
Clopidogrel (Plavix)
Rivaroxaban (Xarelto) hoặc Apixaban (Eliquis)
Thuốc steroid
Steroid có thể khiến da bạn dễ bị bầm tím. Đặc biệt là trường hợp với corticosteroid vì chúng có thể làm mỏng da. Steroid thường được sử dụng trong điều trị bệnh chàm và phát ban da khác. Các dạng uống có thể được sử dụng cho bệnh hen suyễn, dị ứng và cảm lạnh nặng.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Loại thuốc này được gọi quen thuộc với tên NSAID và được sử dụng làm thuốc giảm đau. Không giống như những thuốc giảm đau khác, chẳng hạn như acetaminophen (tylenol), NASID cũng làm giảm sưng do viêm. Khi sử dụng trong thời gian dài, những thuốc này có thể làm tăng khả năng chảy máu. Bạn cũng sẽ gặp nguy hiểm nếu bạn dùng NSAID với các loại thuốc khác sẽ làm da bạn dễ bị bầm tím hơn.
NSAID có phổ biến trong:
Aspirin
Ibuprofen (Advil, Motrin)
Naproxen (Aleve)
Celecoxib (Celebrex)
Fenoprofen (Nalfron)
Tình trạng bệnh lý khiến da dễ bầm tím
Khi bạn bị va đạp vào một vật thể, cơ thể bạn sẽ phản ứng lại bằng cách hình thành cục máu đông để cầm máu và ngăn ngừa vết bầm tím. Trong trường hợp tác động nghiêm trọng hoặc chấn thương, vết bầm tím là không thể tránh khỏi.
Nếu da bạn dễ bị bầm tím, việc cơ thể không thể hình thành cục máu đông có thể là kết quả của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Sự hình thành cục máu đông phụ thuộc vào dinh dưỡng, gan và tuỷ xương có khoẻ mạnh hay không.
Một số tình trạng bệnh lý có thể gây bầm tím dễ dàng bao gồm:
Hội chứng Cushing
Bệnh thận giai đoạn cuối
Thiếu yếu tố II, V, VII hoặc X (protein trong máu cần thiết cho quá trình đông máu)
Bệnh máu khó đông A (thiếu yếu tố VIII)
Bệnh Hemophilia B (thiếu yếu tố IX)
Bệnh bạch cầu
Bệnh gan
Số lượng tiểu cầu thấp hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu
Suy dinh dưỡng
Bệnh Willebrand
Điều trị vết bầm tím
Trong hầu hết các trường hợp, vết bầm tím tự biến mất mà không cần chăm sóc. Sau vài ngày cơ thể bạn sẽ tái hấp thu máu ban đầu gây ra sự thay đổi màu sắc của vết thương.
Bạn có thể hỗ trợ để vết bầm phục hồi nhanh hơn. Nếu bị sưng đau, điều đầu tiên là dùng đá lạnh chườm lên vết thương và nâng cao vùng bị bầm tím 15 phút cho đến khi giảm sưng.
Ngăn ngừa vết bầm tím bằng cách:
Dành thời gian đi bộ, thực hành các bài tập giữ thăng bằng để ngăn ngừa va đập khiến da dễ bầm tím. Loại bỏ các mối nguy trong gia đình mà bạn có thể vấp phải. Mặc đồ bảo hộ (như miếng đệm đầu gối) khi tập thể dục, đạp xe,…Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và K.